您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Torino vs Genoa, 2h45 ngày 9/2: Điểm tựa sân nhà
NEWS2025-02-12 15:16:36【Kinh doanh】4人已围观
简介 Chiểu Sương - 08/02/2025 04:37 Ý west ham – bournemouthwest ham – bournemouth、、
很赞哦!(2)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Lamphun Warrior vs Sukhothai, 18h00 ngày 9/2: Khó cho cửa trên
- Đàn ông càng trí thức lại càng tàn nhẫn
- Thanh Hằng gặp sự cố khi diễn vedette
- 'Trời ơi, nhà tôi mất Tết vì mẹ chồng!'
- Kèo vàng bóng đá Real Sociedad vs Espanyol: 00h30 ngày 10/2: Khó thắng cách biệt
- Hướng dẫn mẹo đi thang máy an toàn mùa dịch Covid
- Con dâu như “con Trời”
- Barca phải nhận tin xấu từ Yamal
- Nhận định, soi kèo Hellas Verona vs Atalanta, 21h00 ngày 8/2: Xa dần cuộc đua vô địch
- Khát con trai, tôi thấy mình thật xấu xa
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Jamaica vs Trinidad và Tobago, 08h00 ngày 10/2: Lần đầu cho Dwight Yorke?
Mới đây, tại một bệnh viện ở Hàm Đan, Hồ Bắc, Trung Quốc, nhiều người không giấu được xúc động khi chứng kiến cảnh người đàn ông bị khuyết 2 tay chăm sóc cho vợ.
Vợ của người đàn ông này bị ốm. Trên giường bệnh, người đàn ông ngồi bên cạnh, nhìn vợ đầy ân cần. Anh còn dùng đôi chân của mình lau miệng, lau mặt cho vợ.
"Thật đáng quý, đây chẳng phải là một tình yêu đích thực hay sao?”, một người dùng mạng bình luận.
“Mặc dù người đàn ông không có cánh tay nhưng anh ta đã làm những gì một người chồng nên làm. Chăm sóc vợ ốm còn chu đáo hơn nhiều ông chồng có đủ chân đủ tay”, một người khác nói thêm.
Bức ảnh cũng đã truyền cảm hứng đến nhiều người đàn ông khiến họ nhận ra rằng, bản thân cần phải quan tâm nhiều hơn đến vợ của mình. “Là một người chồng, hãy trở thành trụ cột của gia đình và làm chỗ dựa cho gia đình. Khi vợ ốm, cũng nên tự tay chăm sóc vợ, vì vợ sẽ là người bên ta cả đời”, một người viết.
Linh Giang (Theo Sohu)
Điều kỳ diệu ở căn nhà của người phụ nữ nuôi chồng bị liệt suốt 11 năm
Để có tiền lo cho gia đình, người phụ nữ khốn khổ mở một cửa hàng nhỏ. Từ đây, điều kỳ diệu đã xuất hiện khiến cô có thêm niềm tin vào một tương lai tươi sáng.
">Bức ảnh người chồng dùng chân lau mặt cho vợ ở bệnh viện gây xúc động
Khuôn mặt khác thường vì không có gò má, đôi mắt trũng sâu xuống đã khiến Jono bị chính cha mẹ ruột bỏ rơi khi mới chào đời được 36 tiếng. Thậm chí, các bác sĩ còn chẩn đoán rằng Jono có khả năng sẽ không thể nói hoặc đi lại trong tương lai vì căn bệnh quái ác. Cậu bé sau đó được đưa đến một trung tâm phúc lợi xã hội vì không còn bất kì người thân nào chịu cưu mang. Khoảng 2 tuần sau, một người phụ nữ xa lạ có tên Jean Lancaster đã xin nhận nuôi Jono. Khi ấy, bà Jean chỉ đơn giản nhìn thấy một bé trai đáng thương cần được chăm sóc và rồi bà yêu thương đứa trẻ ấy ngay từ lần gặp đầu tiên. Người phụ nữ mất đến 5 năm để hoàn thành thủ tục nhận nuôi Jono. Mẹ nuôi Jean đã dành hết tình yêu thương của mình cho cậu bé tội nghiệp. "Mẹ tôi có thể hơi thấp người, nhưng bà có trái tim to lớn nhất trong số những người tôi từng được gặp", Jono tâm sự. Dù lớn lên trong tình yêu thương vô điều kiện của mẹ, nhưng vì ngoại hình khác biệt, Jono luôn phải đối mặt với sự kì thị, chế giễu của những người xung quanh. Bạn bè ở trường thậm chí xa lánh Jono vì nghĩ bệnh của cậu bé có thể truyền nhiễm. "Tôi cảm thấy như thể mình là người duy nhất trên thế giới bị như vậy. Những người khác thật may mắn khi trúng xổ số hay trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp, bác sĩ, luật sư nhưng tại sao tôi lại gặp phải tình cảnh thế này", Jono nói. Khi đã lớn hơn, Jono bắt đầu có dấu hiệu nổi loạn vì muốn nhận được sự chú ý từ mọi người. "Tôi rất cô đơn. Tôi muốn có bạn bè. Tôi từng mua rất nhiều kẹo để cho những đứa trẻ khác, mong họ sẽ thích tôi", Jono nhớ lại. Bước ngoặt đến với Jono năm 19 tuổi khi anh xin làm trong một quán bar. Dù không tránh khỏi những ánh nhìn soi mói và sự cười chê nhưng chàng trai trẻ cũng nhận ra rằng vẫn có rất nhiều người thực sự quan tâm và đồng cảm với anh. Nhờ đó, Jono đã vượt qua được quãng thời gian khó khăn nhất trong cuộc đời mình, lấy được tấm bằng ngành khoa học thể thao và trở thành huấn luyện viên cá nhân ở một phòng tập gym. Jono Lancaster bắt đầu chấp nhận diện mạo khác biệt của mình và bớt đi nỗi ngại ngùng mỗi khi đứng trước gương. Cuộc đời cũng mang đến cho anh một tình yêu đẹp với người bạn đời Laura Richardson. Tình cờ gặp nhau ở phòng tập gym, bỏ qua những lời dị nghị và cấm đoán, cặp đôi đã kết hôn và chung sống hạnh phúc nhiều năm nay. "Tôi luôn sống tích cực. Mọi người chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài và đánh giá thấp tôi, nhưng tôi sẽ chứng minh rằng họ đã sai. Tôi tự hào về con người mình và những gì tôi đã đạt được", anh chia sẻ.
Trái ngược với quá khứ đầy tự ti và đau đớn, Jono Lancaster giờ đây đã trở thành một diễn giả truyền cảm hứng, sẵn sàng lên tiếng ủng hộ những người đồng cảnh ngộ. Xuất hiện tại nhiều buổi diễn thuyết ở các trường học trên khắp thế giới, Jono hy vọng những chia sẻ của mình có thể mang lại hy vọng, ánh sáng và tình yêu cho những số phận kém may mắn, đồng thời nâng cao nhận thức của xã hội về Hội chứng Treacher Collins. Anh cũng thành lập quỹ từ thiện "Love Me Love My Face" để hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với những bệnh nhân mắc Treacher Collins. Khi được hỏi liệu có phẫu thuật thẩm mỹ để cải thiện diện mạo hay không, Jono đã lắc đầu. Anh cho rằng sự thay đổi ấy sẽ biến anh thành một con người khác. "Chúa đã sinh ra tôi thế này hẳn là có lý do nào đó". "Thay vì cảm thấy có lỗi với bản thân, tôi tin tưởng vào chính mình. Thay vì ghét bỏ vẻ ngoài không hoàn hảo, tôi yêu thương nó. Thay vì trốn tránh, tôi chọn đối diện với thế giới cùng một nụ cười thật tươi. Tôi chọn tiếp tục sống! Không có gì đáng chê trách hơn là một thái độ tồi tệ. Tin vào bản thân bạn, sống lạc quan, yêu thương chính mình và thế giới sẽ trở thành một nơi tốt đẹp hơn", chàng trai chia sẻ. Theo Dân trí/ Inspire more, News24
Cú lừa của quý bà 57 tuổi khiến chàng trai mất hơn 10 tỷ đồng
Nhìn vào bức ảnh của cô gái trẻ, chàng trai thấy mê đắm. Trong hơn 1 năm, anh không tiếc tiền gửi cho người đẹp, không ngờ tất cả chỉ là cú lừa của người đàn bà 57 tuổi.
">Ngỡ ngàng cuộc sống hiện tại của chàng trai mắc bệnh lạ, bị bố mẹ bỏ rơi
Công việc chưa ổn định thì dịch ập tới. Giãn cách xã hội kéo dài, cuộc sống vô cùng khó khăn. Không thể đi làm, cũng không thể về quê, bố con bạn đành sống nương nhờ vào sự đùm bọc giúp đỡ của chính quyền và đồng bào trong cơn hoạn nạn.
Có lẽ chỉ những ai ở Sài Gòn giai đoạn này mới rõ cuộc sống khó khăn đến thế nào. Kể cả những người không sống ở đó, qua nhiều kênh thông tin cũng mường tượng được. Nhưng thật tốt vì những người ở nơi tâm dịch vẫn lạc quan, vẫn luôn nói rằng "Yên tâm, mình ổn". Thời điểm này, thật tình chỉ cần nghe những lời như vậy thôi.
Anh trai tôi 16 tuổi đã nghỉ học, theo bố vào Đà Nẵng học nghề, đủ tuổi đi làm công nhân. Ở tuổi ngoài bốn mươi mới quyết định khởi nghiệp về lĩnh vực vận tải. Để làm ăn, anh cầm cố cả sổ đỏ để vay ngân hàng.
Vừa mới khởi động, chưa thu được đồng vốn nào thì dịch xuất hiện. Từ bấy đến nay đã hơn một năm, tiền lãi ngân hàng hàng tháng vẫn phải trả, nhưng xe thì không thể chạy. Khó khăn chồng chất khó khăn. Chị dâu tôi bán hàng ăn sáng cũng phải đóng cửa.
Anh chị có hai đứa con, đứa năm nay cuối cấp ba, đứa vừa lên lớp 6. Khó khăn chồng chất khó khăn.
Mấy hôm trước gọi điện tính động viên anh vài câu, mong anh chị cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn này. Nhưng anh lại kể rằng: "Mỗi đêm đứng trước cửa nhà, thấy từng đoàn xe máy từ trong Nam nối đuôi nhau về quê. Nhìn biển số xe máy thấy dân quê mình thật nhiều. Nhà nào cũng có ôm theo con nhỏ, thương ơi là thương".
"Có em bé còn vừa mới chào đời hơn một tuần tuổi đã cùng theo cha mẹ hồi hương hơn một nghìn cây số trên chiếc xe máy bất chấp ngày đêm hay mưa nắng. Hóa ra mình khổ thì khổ thật, nhưng vẫn có thể ngồi yên trong nhà, không phải chạy dịch như người ta". Nghe anh nói thế, tự thấy mình cũng chẳng cần nói vài lời động viên sáo rỗng làm gì nữa.
Nơi tôi ở nằm giữa khu công nghiệp, vài tuần trước một công ty xuất hiện mấy ca F0, vậy nên chung cư tôi ở có rất nhiều người làm cùng F0 trở thành F1, F2. F1 thì đã đi cách ly tập trung rồi, còn các F2 thì tự cách ly tại nhà.
Chồng tôi mấy tuần nay cũng phải nghỉ việc ở nhà. Cả nhà vì thế, 24/24 giờ đều ở cùng nhau. Người lớn thì thế nào cũng được, trẻ con nhốt suốt trong nhà nên chúng khó chịu. Sáng nào mở mắt ra con cũng hỏi "mẹ ơi, hết dịch chưa?".
Tuần trước, con gái tôi thi online để kết thúc lớp 2. Thi hết học kì, cũng là khi đã sắp hết một mùa hè không vui chơi như những mùa hè trước. Buổi trưa, lúc tôi ngồi bắt chấy cho con, con hỏi: "Nếu cho mẹ một điều ước, mẹ sẽ ước gì?".
Tôi nói: "Mẹ ước cả nhà mình luôn bình an, mạnh khỏe". "Con thì ước hết dịch mẹ à. Hết dịch, không chỉ nhà mình bình an mạnh khỏe mà tất cả mọi người đều thế". Ngay lúc đấy tôi cảm thấy có chút xấu hổ. Chúng ta lúc nào cũng nghĩ con còn nhỏ, nhưng đôi khi suy nghĩ của con lại vượt xa suy nghĩ của chúng ta.
Trên trang cá nhân, bạn tôi - ông bố đơn thân đang sống ở Sài Gòn khoe sáng nay vừa được một thầy giáo tiếp tế cho một ít thực phẩm, chừng ấy hai bố con ăn uống tằn tiện cũng qua được mấy ngày.
Tôi nhắn tin cho bạn: "Mong bố con bạn luôn bình an. Cố gắng nhé". Bạn đáp lời: "Ngoài Hà Nội dịch cũng đang phức tạp. Cậu có con nhỏ, nhớ giữ gìn nhé. Bố con mình vẫn ổn. Tất cả chúng ta rồi cũng sẽ ổn thôi!".
Vâng, chỉ cần tất cả chúng ta thực hiện tốt chỉ thị và các biện pháp chống dịch của Chính phủ, chỉ cần chúng ta có thể tương trợ đùm bọc nhau qua quãng gian nan này. Không lâu nữa mọi thứ sẽ trở lại bình thường. Bố mẹ đi làm, trẻ con tới lớp. Chúng ta rồi sẽ ổn cả thôi.
Theo Dân Trí
Sài Gòn sẽ ổn thôi!
Sài Gòn không có nghĩa là gốc gác. Nó là nơi ai đến, ở lâu và yêu mảnh đất này thì họ thành người Sài Gòn.
">Chúng ta rồi sẽ ổn thôi!
Nhận định, soi kèo Venezia vs AS Roma, 18h30 ngày 9/2: Tiếp tục ‘hồi sinh’
Nghèo khổ, công việc cực nhọc so với tuổi tác nhưng vợ chồng ông Trai - bà Thương luôn hạnh phúc bên nhau.
Người dân xã Hương Vinh hầu như ai cũng rõ câu chuyện hiếu thảo hiếm có của bà Thương. Gia đình nghèo khó, bố mất sớm, mẹ đau yếu, nên dù thông minh nhưng bà phải nghỉ học từ rất sớm để kiếm tiền lo cho mẹ và em trai. Ngoài việc đồng áng, bà còn bươn chải làm thuê làm mướn khắp nơi để mẹ và em không bị đói. Để chia sẻ gánh nặng với chị, người em trai Nguyễn Văn Sinh học đến lớp 6 thì vào miền Nam học nghề thợ mộc. Nhưng vào Nam được vài năm thì Sinh trở về quê với căn bệnh tâm thần, suốt ngày chửi bới, phá phách. Một thời gian sau thì mẹ bà ngã bệnh nặng rồi bị mù mắt. Bệnh tật của mẹ và em khiến sức ép cơm áo càng đè nặng lên đôi vai bà Thương...
Nổi tiếng chăm chỉ lại nết na đức hạnh nên khi đến tuổi đôi mươi, bà được nhiều chàng trai theo đuổi. Nhưng trước cảnh ngộ éo le của gia đình, bà quyết định hy sinh hạnh phúc riêng tư để lo cho em và làm tròn chữ hiếu với mẹ. Biết việc đó, mẹ bà kiên quyết ngăn cản nhưng không thể làm bà lay chuyển quyết định. Có chàng trai mê mẩn bà, hứa sẽ hết mình chăm sóc cho người thân của bà nếu nhận lời làm vợ anh ta, nhưng bà vẫn không đồng ý. Lúc đó bà nghĩ, nếu mình vướng bận chuyện chồng con thì không thể toàn tâm toàn ý lo cho mẹ, cho em, mà người ta nói lời chắc gì đã giữ lấy lời.
Thời gian như bóng câu qua cửa, tuổi xuân của bà qua nhanh theo những ngày tháng cực nhọc. Khi mẹ bà qua đời thì bà gần 60, mái tóc đen mượt một thuở đã điểm bạc...
Tình yêu không có tuổi
Ông Trai sinh ra trong một gia đình nghèo ở xã Bình Thành, thị xã Hương Trà. Ông bị mù từ nhỏ nên không thể đến trường. Năm 1992, khi Hội Người mù thị xã Hương Trà thành lập, ông xin vào hội kiếm việc nuôi thân. 6 năm trước, ông chuyển đến Hội Người mù xã Hương Vinh làm tăm tre, chổi đót. Bà Thương quen ông trong những lần đến đây nhận quà hỗ trợ. Những lần gặp gỡ tuy ngắn ngủi nhưng cũng đủ giúp hai người hiểu về hoàn cảnh của nhau để rồi trở nên thân thiết.
Thương ông Trai mù lòa và muốn giúp ông kiếm thêm thu nhập, bà tự nguyện dẫn đường đưa ông đi bán vé số. Những lần cầm tay ông Trai dẫn đường, bà cảm nhận được sự chân thành và nghị lực sống mãnh liệt ở người đàn ông mù lòa này. Con tim tưởng chừng như đã héo úa vì tuổi tác của bà đã rung động khi cảm nhận sức ấm từ đôi bàn tay ông. Muốn được chăm sóc ông như chăm sóc người mẹ quá cố mù lòa của mình, bà chủ động ngỏ lời nhưng bị ông Trai từ chối.
Lúc đó, ông Trai thành thật: “Tui rất thương bà, nhưng nếu tui đến với bà thì chỉ khiến cho bà thêm khổ. Bà sáng mắt nên chăm sóc được tui, còn tui mù lòa mần răng chăm sóc bà. Hơn nữa, bà còn phải lo cho em trai nữa…”. Nhưng rồi lời nói tận đáy lòng của bà khiến hai người trở thành vợ chồng: “Tui thương mẹ tui như răng thì thương anh như rứa”.
Ngày ông Trai dẫn vợ về quê ra mắt, bà con lối xóm ai cũng vui mừng. Họ mừng vì cuối cùng ông cũng có một bờ vai để chia sẻ yêu thương, cho dù cả ông và vợ đều đã ở bên kia dốc cuộc đời. Làng xóm mỗi người góp dăm ba chục ngàn tổ chức đám cưới ấm cúng cho ông bà. Nhưng bên cạnh sự vui mừng ấy, cũng không ít người ái ngại cho bà Thương. Ái ngại vì thấy bà đã già yếu nhưng vẫn phải chăm sóc cho người em không hơn gì đứa trẻ lên ba, nay lại “đèo bòng” thêm người đàn ông mù nữa. Nhưng bà Thương gạt đi: “Đã yêu thương nhau thì nào ai so tính thiệt hơn. Tui làm bờ vai cho ông ấy, còn ông ấy cho tui niềm tin và nghị lực…”.
Cặp đôi hạnh phúc
Ngày nắng cũng như ngày mưa, từ tờ mờ sáng, ông Trai và bà Thương đã dìu dắt nhau đi kiếm sống. Bàn tay gầy gò, đen đúa của bà luôn nắm chặt bàn tay chắc nịch, chai sạn của ông. Họ dắt nhau đi khắp xã Hương Vinh và nhiều tuyến đường ở TP.Huế để bán vé số. Công việc vất vả so với tuổi tác nhưng trên khuôn mặt của hai người lúc nào cũng thường trực nụ cười. “Vì rứa mà mọi người thường gọi vợ chồng tui là “cặp đôi hạnh phúc”- ông Trai ngượng ngùng nói.
Tiếp lời chồng, bà Thương bảo, thực ra công việc bán vé số chỉ cần một mình bà làm cũng được, vì ông Trai bị mù không thể nhận biết vé số cũng như tiền của khách trả. Thương chồng, rất nhiều lần bà bảo ông ở nhà nhưng ông không chịu. Một lần, trước sự năn nỉ của bà Thương, ông Trai gượng gạo đồng ý ở nhà, nhưng khi vợ vừa mang vé số rời khỏi nhà vài chục phút thì ông đã nhờ hàng xóm dẫn đến chỗ vợ. Ông Trai bảo, ông đi cùng chỉ khiến cho vợ thêm vất vả, nhưng lúc nào ông cũng muốn đi bên vợ. “Lạ lắm. Cứ xa bà ấy một lúc là tui nhớ, nên lúc nào tui cũng muốn ở bên cạnh bà ấy”- ông bộc bạch.Nhiều người dân xã Hương Vinh kể rằng, cuộc sống của vợ chồng ông Trai thuộc diện cùng cực nhất xã Hương Vinh, nhưng từ ngày lấy nhau đến nay hai người chưa từng lời qua tiếng lại hay đơn giản chỉ là thể hiện sự buồn phiền trên khuôn mặt. Một người hàng xóm của cặp vợ chồng già này tấm tắc: “Thời đại ni, nhiều gia đình nghèo đói vợ chồng “choảng” nhau như cơm bữa, nhưng vợ chồng ông Trai nghèo rớt mùng tơi mà luôn quấn quýt bên nhau, suốt ngày thủ thỉ tâm sự. Tuổi gần đất xa trời rồi mà trông họ lúc nào cũng lạc quan như cặp tình nhân trẻ tuổi”.
Chính tình yêu đã đưa lại cho vợ chồng ông Trai nghị lực và niềm lạc quan để vượt qua những khó khăn, bi kịch. Đã rất nhiều lần hai vợ chồng bị kẻ gian lợi dụng sơ hở cuỗm mất hàng trăm tờ vé số trên đường mưu sinh. Mỗi lần như vậy ông bà đều phải đền cho chủ đại lý hàng triệu đồng. Không có tiền đền ngay nên vợ chồng phải trích tiền lời ít ỏi từ bán vé số hàng ngày để trả nợ từ từ... “Sau những lần đó nhiều khi hai vợ chồng không có tiền mua gạo, lo thuốc thang cho em. Nhưng rồi mọi chuyện cũng qua, vẫn được yêu thương nhau là nhất rồi”- bà Thương chia sẻ.
(Theo Dân Việt)
">Chuyện tình cảm động của cặp đôi bán vé số
Anh kể, lúc mới ra trường anh xin được việc ở phòng văn hóa, Lan làm thủ thư. Lương ba cọc ba đồng nên rất khổ, nhiều lúc không tiền mua sữa hộp cho con, phải mua sữa xá bú đỡ. Gần đó có công ty Đài Loan, chuyên sản xuất đồ gia dụng làm từ lục bình, Lan tập đan lục bình rồi nhận hàng về làm. Anh thì tranh thủ giờ tan sở, lội sông cắt lục bình phơi khô cho vợ đan. Lan khéo tay, hàng làm ra sắc sảo, lại tự chế ra nhiều mẫu mới nên được ông chủ mời vào công ty phụ trách khâu kỹ thuật. Có thêm thu nhập, hai vợ chồng mới thoát được cảnh thiếu trước hụt sau. Mấy năm sau, ông chủ Đài Loan vì việc riêng phải bán xưởng, anh và Lan liều mạng cầm sổ đỏ, vay tiền hai bên nội ngoại mua lại công ty. Lên làm chủ nhưng vợ chồng anh vẫn ngày ngày cùng công nhân làm hàng, tạo mẫu mới. Công việc làm ăn phát triển, anh mở rộng nhà xưởng, sắm xe, mua biệt thự… Lan giờ ở nhà nhưng vài ba ngày lại vào công ty, giám sát công nhân, nhặt nhạnh từng cọng lục bình rơi, mẩu tre thừa…
Anh than, giờ thảnh thơi rồi mà Lan chẳng chịu đi đâu, cũng không sắm sửa gì. Đối tác mời ra nước ngoài tham quan, sẵn tiện du lịch cho biết đó đây, Lan tham công tiếc việc, sợ tốn tiền, nên cứ ngồi nhà. Anh bảo, nhiều khi tức đầy ruột, phải nghèo khó cho cam, có tiền thì phải biết hưởng thụ, quý trọng bản thân mình chút. Nhưng, Lan vẫn cứ vậy khiến anh nản, đi đâu cũng không dám dẫn vợ theo.
Ngẫm lại, thấy vợ tôi sao mà giống Lan. Hồi còn nghèo khó, nhờ vợ khéo thu vén nên không đến nỗi thiếu hụt. Mấy năm nay tôi vào làm ở một công ty nước ngoài nên thu nhập khá, vợ chồng tôi đã mua được nhà, sắm được xe. Khá giả rồi nhưng vợ tôi vẫn tằn tiện từng đồng. Rủ đi ăn nhà hàng, đi du lịch là vợ tôi giãy nảy, sợ tốn tiền. Bảo mua quần áo mới thì nói chẳng đi đâu, sắm chi lãng phí. Lý lẽ của vợ là còn lo nuôi con học đại học, lo sau này cưới dâu, lo tiền dưỡng già… Lắm nỗi đa đoan như thế, e là tới già vợ tôi cũng không biết nơi nào khác ngoài Sài Gòn, chẳng biết mùi vị món ngon ra sao.
Nhớ câu ca dao xưa: “Con cò lặn lội bờ sông/Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”. Người xưa hay ví phụ nữ là con cò, vì tính cần mẫn, chịu khó. Nhưng vừa gánh vừa khóc nỉ non thì xem ra thân cò cơ cực lắm, tủi phận lắm, dẫu có là thiên chức, có là tình nguyện. Đó là chuyện của ngày xưa, là biểu tượng ca ngợi đức tính hy sinh cho chồng con của người phụ nữ Việt.
Thời nay, khi cuộc sống đã dư gạo dư tiền, những người phụ nữ như Lan, như vợ tôi sao không biết chăm chút cho mình, đổi hết lớp áo cũ cho nở mày nở mặt, cho bõ những ngày còng lưng gánh gạo? Những “con cò” ấy hẳn không ít lần khao khát được sống cho mình, được hưởng những điều mà chính họ đang dành cho chồng con. Họ có biết chồng mình dẫu trân trọng sự hy sinh, chịu khó ấy nhưng không hề muốn vợ mình đầu tắt mặt tối đến quên cả bản thân; khiến cho thân cò vốn mỏng manh, yếu đuối trở thành nhàu nhĩ trong mắt chồng. Những người-vợ-cò ấy có biết nhiều ông chồng rất bực cái tính “cò” của vợ, muốn vợ phải thương lấy thân? Vậy mà…
(Phunuonline)
">Chán vì vợ nhàu nhĩ như... người giúp việc
Nhưng đụng mặt nhau hàng ngày, mỗi sáng được nhìn thấy nụ cười hút hồn và nghe chàng ta chúc buổi sáng tốt lành, trái tim cô lại đập liên hồi. Thi thoảng đi lướt qua nhau, không rõ vô tình hay cố ý, chàng ta lại đụng nhẹ vào cô một cái. Lướt qua thôi, nhưng cũng đủ làm cô xao xuyến.
Thế rồi từ say nắng, cô đã chính thức ngoại tình, phản bội lại chồng lúc nào không hay. Cảm giác tội lỗi trong cô nhanh chóng bị những đam mê nồng cháy đánh tan. Cô cứ chìm đắm trong cuộc tình tội lỗi đó không tìm ra lối thoát.
Có lẽ nhìn thấy vợ bỗng chốc xinh đẹp và tràn trề sức sống hơn hẳn, anh không khỏi nghi ngờ. Người ta chẳng nói rồi đấy sao, có 2 điều không thể giấu, đó là say rượu và đang yêu.
Giây phút anh bắt quả tang cô thân mật với người tình ở căn hộ của anh ta, cô sợ hãi tột cùng. Lúc chìm đắm trong men tình, cô đâu còn nghĩ được rằng, khi mọi chuyện vỡ lỡ, cô sẽ ra sao. Nhưng giờ, nhìn vào ánh mắt như lửa của anh, cô run rẩy không đứng vững. Thứ cô sắp phải đối mặt chính là nguy cơ mất chồng, gia đình tan vỡ. Rồi thiên hạ sẽ phỉ nhổ vào mặt cô - một con đàn bà lăng loàn.
Trước đòn trả thù mưu mô, tính toán và quá xảo quyệt của anh ta, cô cũng xác định không muốn níu kéo cuộc hôn nhân này nữa rồi… (Ảnh minh họa).
Nhưng anh chỉ nhìn chằm chằm vào cô mà không hề nói lấy một lời. Cả nhiều ngày sau đó, anh cũng không hề mở miệng. Cô rất muốn nói lời xin anh tha thứ, nhưng cứ nhìn vào khuôn mặt lạnh như băng của chồng, cô lại mất hết dũng khí. Cô tự nhủ, chỉ cần anh chưa chìa lá đơn ra trước mặt cô thì cô còn có cơ hội. Anh không nói gì cũng được, cô sẽ thành tâm sửa đổi lỗi lầm và chờ anh tha thứ.
Một ngày, cô vừa bất ngờ vừa vui mừng khi chồng đề nghị cô nghỉ làm một ngày, ở nhà bàn một vài chuyện liên quan đến hôn nhân của 2 người. Vậy là anh đã chịu nói chuyện với cô. Và có vẻ như cuộc nói chuyện không phải là nói về lá đơn ly hôn.
Đúng là anh không định ly hôn cô, nhưng anh lại đưa ra cho cô một đề nghị khiến cô sững sờ không kém. Anh muốn cô từ bỏ tất cả quyền sở hữu đối với những tài sản chung của 2 vợ chồng. Bao gồm căn nhà và chiếc xe mới mua do vay mượn 2 bên gia đình. Nếu cô đồng ý, anh sẽ bỏ qua cho cô chuyện ngoại tình và cũng không nói cho gia đình 2 bên biết.
Cô do dự. Cô có lỗi tày đình, cô biết. Nhưng cô cũng không thể ngờ được, chồng lại mang tiền ra để làm điều kiện tha thứ cho cô. Cô lại nghĩ đến kết cục nếu cô không đồng ý: gia đình tan vỡ, bố mẹ đau lòng, thiên hạ khinh bỉ. Những điều đó so với vật chất thì chẳng cần đặt lên cân cũng biết nặng nhẹ nghiêng về bên nào rồi.
Vậy là cô cắn răng viết giấy từ bỏ quyền sở hữu tài sản. Anh còn đưa cô ra chính quyền xác nhận, có nhân chứng làm chứng hẳn hoi.
Sau chuyện đó, cô bắt đầu chiến dịch lấy lại tình yêu nơi chồng. Nhưng anh có vẻ vẫn thờ ơ, lạnh nhạt lắm. Cô không nản chí, tin rằng bằng sự thành tâm hối cải của mình, anh sẽ bỏ qua cho cô một lần duy nhất này.
Nhưng cô đâu có ngờ, chưa đầy một tháng từ ngày cô kí giấy từ bỏ quyền sở hữu tài sản, anh liền chìa ra trước mặt cô tờ đơn ly hôn anh đã kí sẵn tên. Cô quá ngỡ ngàng, chỉ hỏi anh: “Vì sao?”.
“Vì cô ngoại tình. Đàn bà ngoại tình không bao giờ có thể tha thứ!” - Anh thản nhiên.
“Nhưng… chẳng phải anh đã nói…” - Cô ngập ngừng, muốn nhắc anh về vấn đề tài sản cô đã từ bỏ.
“À, cái đó là để cô bù đắp cho nỗi đau bị cắm sừng của tôi thôi. Nó làm sao đủ để tôi tha thứ cho cô!” - Anh vẫn thản nhiên.
Lúc này cô mới biết mình đã bị chính người mình gọi là chồng lừa trắng trợn. Quá uất ức, cô cũng to tiếng: “Đã vậy, đừng hòng tôi dễ dàng ly hôn cho anh được như ý đâu!”.
“Cô không muốn cũng không được đâu. Cô không biết là đã tôi thuê thám tử theo dõi cô à, bao nhiêu ảnh đẹp của cô và thằng đó tôi còn giữ đủ cả đấy! Tin nhắn, chát chít tình tứ, hẹn hò nhau cũng không thiếu đâu. Thích tôi tung hê cho cả thế giới này biết hả?” - Anh cười khẩy.
Cô tin anh ta nói thật. Một con người lên kế hoạch để trả thù cô bài bản như vậy thì có lẽ anh ta đã chuẩn bị kín kẽ hết rồi. Với lại, thực ra tức lên thì nói thì nói vậy thôi chứ trước đòn trả thù mưu mô, tính toán và quá xảo quyệt của anh ta, cô cũng xác định không muốn níu kéo cuộc hôn nhân này nữa rồi…
Cô chẳng nói thêm lời nào, cầm bút kí luôn vào tờ đơn ly hôn, kết thúc một cuộc hôn nhân ngắn ngủi.
(Theo Trí thức trẻ)">Đòn trả thù đáng sợ của chồng